Bé 1 tuổi ăn cơm được chưa là câu hỏi rất nhiều bố mẹ có cùng thắc mắc với nhau. Ở lứa tuổi này, việc chuyển từ cháo sang cơm không hề dễ dàng chút nào. Khi bé đang quen với việc ăn cháo – một loại thức ăn sệt, nát – thì ăn cơm lại là một câu chuyện khác. Nhiều mẹ sợ rằng bé bị hóc, bị nôn hoặc có vấn đề về đường tiêu hóa khi ăn cơm. Tuy nhiên, vẫn có một bí quyết để mẹ có thể tạo ra thực đơn cho bé 1 tuổi tập ăn cơm cực dễ dàng!
Mục Lục Bài Viết
1. Bé 1 tuổi ăn cơm được chưa?
Thực tế, từ khoảng 9 tháng tuổi, bé đã có thể ăn bột vào cháo. Trong vòng 3 tháng từ tháng 9 đến tháng 12, mẹ hãy để bé làm quen với việc nhai thức ăn. Từ tháng thứ 12 trở đi, bé hoàn toàn có thể ăn cơm. Hệ cơ hàm và hệ thống tiêu hóa của bé 1 tuổi đã có thể sẵn sàng cho những thử thách khó hơn. Nhưng thực đơn cho bé 1 tuổi tập ăn cơm như nào lại là điều không phải ai cũng nắm được. Thời điểm này, nếu mẹ cho bé ăn cơm giống người lớn, bé dễ gặp phải nhiều vấn đề khác nhau. Nôn, trớ, nghẹn, đầy hơi, hay thậm chí là vấn đề về tiêu hóa rất dễ xảy ra.
Xem thêm: Bé 1 tuổi ăn cơm được chưa
Vậy nên, mẹ cần phải làm quen với khái niệm “cơm nát”. Bé 1 tuổi ăn cơm nát sẽ mang tới nhiều lợi ích khác nhau. Trước tiên, bé không bị quá bỡ ngỡ khi ăn loại thức ăn có tính nát giống bột hay cháo. Cơm nát là cơm được nấu với nhiều nước. Cơm nát chỉ khác với cháo một chút, đó là gạo còn giữ được hình dạng. Lợi ích thứ hai phải kể đến, đó là hỗ trợ cho sự phát triển của cơ hàm và hệ thống tiêu hóa. Mẹ không thể mãi cho bé ăn cháo và lúc nào cũng phải tự hỏi: “Bé 1 tuổi ăn cơm được chưa?”.
2. Nấu cơm nát như nào cho bé 1 tuổi đòi ăn cơm?

Nấu cơm nát rất đơn giản nếu mẹ là người biết nội trợ. Chỉ cần cho thêm nhiều nước hơn mọi khi một chút, cơm khi chín sẽ “ngậm nước” nhiều hơn và không còn tơi hạt nữa. Nếu mẹ nấu cơm nát trong cùng một nồi cho cả nhà, có khả năng bố mẹ cũng sẽ phải ăn cơm nát cùng với con. Điều này ảnh hưởng đến bữa ăn của bố mẹ, làm mâm cơm trở nên kém hấp dẫn hơn. Đặc biệt, nếu bố mẹ thích ăn cơm khô, thì bữa ăn lúc này trở thành một “cực hình”. Nếu chỉ ăn một vài bữa thì mẹ có thể chịu đựng được, nhưng về lâu về dài, rõ ràng cách này không phải là tốt nhất để tập cho bé 1 tuổi ăn cơm nát.
Thay vào đó, mẹ hãy cứ nấu cơm với mức nước như bình thường cho cả nhà. Sau đó, mẹ lấy một phần cơm cho bé để vào nồi và thêm nước vào. Đun đến khi cạn nước và cơm dẻo quánh. Lúc này, phần cơm nát đã sẵn sàng dành cho thực đơn cho bé 1 tuổi tập ăn cơm. Một bí quyết để mẹ có thể nấu cơm nát cho bé ngon hơn, đó là sử dụng gạo ngon. Gạo có thơm, dẻo thì mới cho ra cơm ngon được. Vậy nên, mẹ chú ý chọn gạo sao cho phù hợp với cả nhà, đặc biệt là ưu tiên bữa ăn của bé nhé.
3. Thực đơn cho bé 1 tuổi cần chú ý gì?

Tham khảo: Tác dụng của các loại nước mát từ thảo dược
Những ngày đầu tiên khi tập cho bé 1 tuổi ăn cơm nát, mẹ không cần phải ép bé ăn quá nhiều. Chỉ cần từ 2-3 thìa cơm cho mỗi bữa để bé làm quen dần. Cùng với đó, mẹ vẫn nấu song song cháo và bột để có thêm lựa chọn nếu bé chưa quen. Mẹ cũng đừng chan canh vào cơm nhé. Làm vậy sẽ khiến bé có xu hướng lười nhai và nuốt luôn cơm. Nguy cơ bé bị đau dạ dày là rất lớn, bởi thức ăn không được nghiền nát trước khi đi vào dạ dày. Đồng thời, cơ hàm của bé cũng không có cơ hội phát triển.
Trong bữa ăn hàng ngày, mẹ phải chú ý cho bé đủ 4 nhóm dinh dưỡng: tinh bột, chất đạm (protein), chất xơ (rau củ quả), chất béo (dầu olive). Mẹ có thể dễ dàng tìm thấy các nhóm dinh dưỡng này ở nhiều loại thức ăn khác nhau như thịt, cá, rau, tôm, cua,… Mẹ càng nấu bữa ăn đậm đà và đa dạng, bé càng dễ thích nghi với thực đơn cho bé 1 tuổi tập ăn cơm. Sau mỗi bữa ăn, mẹ nên bổ sung sữa chua hoặc hoa quả cho bé tráng miệng. Cách làm này vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa kích thích khả năng tiêu hóa của bé. Đừng cho bé ăn quá nhiều bánh kẹo hoặc đồ ngọt mẹ nhé, bé sẽ dễ bị ngang dạ và chán ăn.
4. Gợi ý cho mẹ một vài món ăn nên có trong thực đơn cho bé 1 tuổi
4.1. Trứng hấp thịt băm

Mẹ đập vỏ trứng và chỉ lấy lòng đỏ. Sau đó mẹ khuấy đều thêm một chút nước ấm và bột canh. Mẹ nhớ loại bỏ cợn bằng cách dùng lọc rây và đừng quên dùng màng bọc kín lại. Tiếp theo, dùng tăm chọc lỗ thủng trên màng và đem đi hấp trong vòng 10 phút. Thịt lợn mẹ băm nhỏ và xay càng nhuyễn càng tốt. Đổ dầu vào chảo và đun nóng, sau đó cho thịt vào xào chín. Nếu mẹ cần bổ sung thêm gia vị và hành lá thì đây là lúc thêm vào. Cuối cùng, mẹ chỉ cần đổ thịt lên trên phần trứng đã hấp chín là đã hoàn thành.
Xem thêm:
Thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi – các mẹ cần quan tâm
Món ăn từ trứng cho bé với những lợi ích và cách làm tiện lợi
4.2. Cá hồi áp chảo sốt bơ tỏi + canh rong biển

Cùng chủ đề: Những lợi ích tuyệt vời của việc ăn cay
Cá hồi mẹ rửa sạch, sau đó ướp gia vị và hạt tiêu trong vòng 15-20 phút để giảm bớt mùi tanh. Tiếp theo, mẹ cho cá lên chảo áp chín đều cả hai mặt. Hành và tỏi cũng là một thành phần không thể thiếu trong món ăn này. Mẹ hãy phi hành tỏi cùng với bơ. Đến khi hỗn hợp đã chín thì mẹ chỉ cần rưới lên cá hồi. Cuối cùng, mẹ rắc thêm một chút tiêu để dậy mùi cho món ăn nhé!
4.3. Thịt bò hấp bí đỏ

Trước tiên, mẹ cần chuẩn bị thịt bò (loại thăn bò) và nước tương, dầu vừng, bột ngô, gừng, hạt tiêu. Thịt bò mẹ đem thái nhỏ và ướp cùng với các gia vị trên. Với bí đỏ, mẹ thái thành miếng vừa ăn, xếp quanh thịt bò rồi mang đi hấp trong 30 phút. Để hương vị món ăn hấp dẫn hơn, mẹ phi hành tỏi, sau đó rắc rau mùi thái nhỏ lên.
Thực đơn cho bé 1 tuổi tập ăn cơm cần được xây dựng dựa trên tiêu chí ưu tiên về dinh dưỡng. Trong quá trình cho bé tập ăn cơm, mẹ hãy luôn chú ý khi bé nhai và nuốt. Nếu có bất cứ biểu hiện nào không ổn, mẹ cần cẩn trọng điều chỉnh chế độ ăn cũng như cách thức nấu ăn. Đến khi mẹ nắm trọn cách nấu nhiều món khác nhau, mẹ đã sẵn sàng cho bé 1 tuổi tập ăn cơm rồi đó.
Xem thêm:
https://kangaroovietnam.vn/mon-man-cho-be-tap-an-com.html
https://naturalbabylife.com/can-babies-eat-rice-cooked/
Tham khảo: Ăn mì tôm sống có tăng cân không? Ăn mì sao để không tăng cân