Các cụ có câu “Chửa cửa mả” để nói về mức độ nguy hiểm khi phụ nữ mang thai. Chính vì thế, dù có bất cứ dấu hiệu nào của việc đau bụng thì mẹ cũng cần phải chú ý. Đặc biệt là đau bụng lâm râm sắp sinh. Mẹ cần biết cách phân biệt cũng như nhận biết để có phương pháp xử lý chính xác. Từ đó không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của cả mẹ và con.
Mục Lục Bài Viết
1. Đau bụng lâm râm sắp sinh biểu hiện thế nào?

Trước hết hãy cùng tìm hiểu xem việc đau bụng lâm râm sắp sinh có những dấu hiệu chuyển dạ nào. Nhiều trường hợp mẹ bầu chỉ là đau bụng chuyển dạ giả nhưng lại lầm tưởng đó là chuyển dạ thật. Chuyển dạ giả sẽ ít đơn và không nặng nền khi khi chuyển dạ thật sắp sinh.
Xem thêm: đau bụng lâm râm sắp sinh
Xem thêm: Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh?
Cách để mẹ nhận biết việc đau bụng sắp sinh thật đó là gặp bác sĩ để kiểm tra âm đạo. Đồng thời xác định được sự thay đổi của cổ tử cung. Từ đó biết chính xác mình sắp sinh hay chưa.
Đau bụng lâm râm chính là dấu hiệu đầu tiên cho quá trình chuyển dạ của mẹ. Thời điểm sinh nở đã rất cận kế tồi. Cổ từ cung đang bắt đầu mở rộng ra. Việc đau bụng chuyển từ đau lâm râm sang đau theo cơn quằn quại. Nếu để lâu mà không có kiến thức sẽ rất nguy hiểm. Nên khi mẹ đau bụng lâm râm sắp sinh thì hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ.
2. Nguyên nhân khiến mẹ bị đau bụng lâm râm sắp sinh
Một số nguyên nhân khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau bụng sắp sinh là do:
2.1. Các cơ dây chằng bị chèn ép khiến đau bụng râm râm
Đây là lý do đơn giản nhất mà chúng ta có thể nghĩ đến trong thời kỳ mang thai. Biểu hiện của nó là bụng sẽ đau âm ỉ. Đau nhất là bụng dưới vì các dây chằng đang bị thai nhi chèn ép.
Cùng chủ đề: 99 Mẫu áo dài đẹp cho người trung niên béo bụng, mập bụng 2022 – Áo Dài NiNi
Có những mẹ sẽ bắt đầu xuất hiện những cơn đau vào tuần 35-36 của thai kỳ trở đi chứ không phải tuần cuối sắp sinh. Thai nhi lớn, tử cung buộc phải mở căng sẽ chèn ép lên vùng cơ khác khiến mẹ phải chịu sự đau đớn hơn. Lúc này, cơn đau bụng lâm râm sẽ như đau bụng khi đến ngày hành kinh vậy.
2.2. Các cơn gò tử cung xuất hiện
Các cơn gò tử cung bắt đầu xuất hiện khiến cho mẹ đau bụng râm râm. Chúng được xem là sự chuyển dạ giả với các dấu hiệu là:
- Bụng đau âm ỉ thậm chí có lúc trở nên dữ dội. Cơn đau xuất hiện ở vùng xương chậu và bụng trước.
- Cơn đau lúc xuất hiện, lúc lại biến mất không có sự liên tiếp. Mức độ đau không tăng, không giản theo thời gian.
- Cơn đau có thể giảm đi khi mẹ thay đổi tư thế.

2.3. Mẹ vận động nhiều xuất hiện hiện tượng đau bụng lâm râm sắp sinh
Lời khuyên dành cho mẹ là không nên vận động của mạnh dẫn đến việc động thai và đau bụng. Thậm chí nhiều mẹ ngồi sai tư thế, đứng không đúng hay chuyển từ tư thế này sang tư thế khác không phù hợp cũng khiến bản thân bị đau bụng.
Trường hợp này rất dễ xảy ra vì các mẹ nghĩ rằng nên vận động nhiều để dễ đẻ. Tuy nhiên, khi mẹ mang thai trong những tuần cuối thì không nên vận động mạnh mà chỉ nên:
- Đi bộ nhẹ nhàng.
- Không đi quá lâu.
- Không được khuôn vác đồ nặng quá sức.
- Nghỉ ngơi điều độ.
2.4. Mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu
Thai nhi ở tuần cuối cũng là nguyên nhân khiến cho tử cung của mẹ tăng lên về khối lượng. Chúng chèn ép vào đường tiết niệu của mẹ gây rta hiện tượng ứ đọng nước tiểu. Nước tiểu lúc này có xu hướng tự trào ngược vào bàng quang sau đó lên niệu đạo. Như vậy thì nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu là rất cao.

Khi bị viêm đường tiết niệu, các mẹ sẽ thấy các biểu hiện sau:
- Đau bụng lâm râm sắp sinh
- Đi tiểu khó khăn hơn. Tiểu buốt và nóng rát.
- Nước tiểu của mẹ có màu đục đồng thời kèm theo cả máu.
- Nặng sẽ dẫn đến sốt nhẹ, mệt mỏi
3. Những dấu hiệu của sự chuyển dạ sắp sinh khác
Để chắc chắn việc đau bụng lâm râm sắp sinh của mẹ có phải chính xác không và chuẩn bị tâm lý sinh, mẹ cần nắm được các dấu hiệu chuyển dạ khác nữa. Cụ thể là:
- Đau bụng ngày càng mạnh mẽ hơn. Có dấu hiệu gò cứng bụng theo từng cơn và mức độ tăng dần.
- Thấy xuất hiện dịch nhẩy hồng ở âm đạo. Thậm chí có lẫn cả chút máu.
- Cổ từ cung thay đổi xóa hoặc mở.
- Đầu ối bắt đầu được thành lập.
- Khôi thai thay đổi mỗi khi xuất hiện cơn gò tử cung.
Được quan tâm: Bà bầu uống sắt và canxi như thế nào cho đúng?
Những dấu hiệu này sẽ xuất hiện khi mẹ bước sang tuần thứ 39 của kỳ thai. Chúng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào không phải chuẩn theo ngày dự sinh. Vì thế mẹ cần phải đặc biệt chú ý. Và mẹ sẽ chuyển dạ thực sự khi có 3 trên 5 dấu hiệu trên. Thời gian để theo dõi chính xác là khoảng 24 tiếng.

4. Bong nút nhầy và đau bụng lâm râm do bong nhau thai

Đau bụng lâm râm vào tuần 39 thường khá an toàn, nhưng mẹ cũng không nên chủ quan, bởi có thể mẹ đang gặp tình trạng bong nhau thai.
Hiện tượng bong nhau thai là trường hợp nguy hiểm, có những biểu hiện khá giống với chuyển dạ, có thể kèm theo ra máu, các cơn đau không giống co thắt mà đau quặn lên.
Thế nên, nếu mẹ bầu thấy bong nút nhầy và đau bụng lâm râm kèm dấu hiệu ra nhiều máu thì hãy nghĩ ngay đến tình huống mình bị bong nhau thai và cần ngay lập tức đến bệnh viện để tiến hành thăm khám.
Mẹ đừng lo lắng khi đau bụng lâm râm sắp sinh. Lúc này hãy thật bình tĩnh, không hoang mang để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ trực tiếp để được kiểm tra. Không được chủ quan, lơ là dù bạn sinh con lần thứ mấy và có bao nhiêu kinh nghiệm đi chăng nữa.
Mẹ cũng có thể đọc thêm ở đây mẹ nhé:
Đau bụng chuyển dạ: Tất cả những điều mẹ cần biết
Đau bụng như thế nào là chuyển dạ – Mẹ có biết?
Tham khảo: 6 cách tăng sức đề kháng cho cơ thể trong mùa nắng nóng