Kính gửi chuyên gia và cộng đồng bạn đọc,
Xem thêm: Gái tháng 2 trai tháng 8
Em và chồng dự định sinh con vào năm Mùi, nhưng “cố gắng” không đạt hiệu quả. Chúng em đã lên lịch và kế hoạch sẽ có em bé vào dịp cuối năm 2015, nhưng cuối cùng, qua nhiều lần cố gắng, mãi đến đầu năm nay, em mới cấn bầu.
Dự sinh con trai em sẽ rơi vào 10 hoặc 15 tháng 8 âm lịch, tức là tầm khoảng giữa tháng 9 dương lịch. Mẹ chồng em nghe thế thì không vui cho lắm, vì bà bảo, dân gian có câu: “Gái tháng hai, trai tháng tám”, con trai sinh tháng đó là “ghê gớm rạch trời”, đanh đá, khó bảo lắm”. May mà giới tính của em bé trong bụng em là con trai nên bà cũng không cằn nhằn quá nhiều.
Vợ chồng em không mấy để tâm đến lời bà nói, vì với chúng em cưới nhau đã gần 3 năm, đến nay có con được đã là hạnh phúc lắm rồi. Nhưng tuần trước, khi em quyết định công khai với mọi người trong công ty về việc bầu bì thì ai nấy đều mừng.
Mọi người khen em khéo chọn tháng sinh, các chị cùng làm đều bảo, mẹ mà sinh được “gái tháng 2, trai tháng 8” là rất đẹp, vì hai tháng đó đều là mùa sinh. Cấn thai vào mùa xuân, đến lúc sinh nở sẽ rất thuận lợi. Hơn nữa, mẹ “vỡ chum” tầm tháng 9, thời tiết không quá lạnh, trời hanh khô, dễ chịu, bé sẽ có sức đề kháng tốt.
Xin hỏi chuyên gia, vậy cách nói nào mới là đúng? Em rất mong chuyên gia sớm đưa ra câu trả lời để em giải thích nhẹ nhàng với mẹ chồng cho bà hiểu. Vì trên thực tế, em thấy mọi người hay chê “trai mùng một, gái hôm rằm”, chứ không quá nặng nề quan niệm như bà.
Kinh nghiệm thực tế nuôi dạy nhiều bé (em là cô giáo mầm non), cho em thấy, các bé ghê gớm, đanh đá hay hiền lành, cũng đâu phải là do bẩm sinh mà thành. Chẳng biết có đúng như vậy không thưa chuyên gia? Nếu chẳng may, con trai em ghê gớm thật thì, của đáng tội quá!
Mong câu trả lời của chuyên gia.
Tùng Chi (Kiến An, Hải Phòng)
Chuyên gia tư vấn Hoàng Dương Bình:
Bạn thân mến,
Nhà thơ nổi tiếng người dân tộc Tày ở Cao Bằng tên là Y Phương trước đây có những vần thơ tuyệt tác nói về sức mạnh tự nhiên và cảm thức tình yêu cứ “ngồn ngộn” giao hòa giữa người và mùa, bài thơ in được trong sách giáo khoa thế này:
Mùa hoa
Tham khảo: Kinh nguyệt ra ít do đâu? – Kinh nguyệt ra ít do đâu?
Mùa đàn bà
Mặt đỏ phừng
Đủ sức vác ông chồng
Chạy phăm phăm lên núi.
Mùa hoa
Mùa đàn ông
Mệt như chiếc áo rũ
Vừa vịn rào vừa đi ngái ngủ.
Phụ nữ sinh con và bé gái được sinh cũng vậy, nhất là vào tháng 2 họ mang năng lượng “phừng phừng” và “phăm phăm” ấy. Mạnh mẽ nhưng thật ra là nhẹ nhàng, hành động mà không hành động, rất tự nhiên và phồn thực. Nội hàm của câu thơ ấy mô tả trạng thái tối ưu nhất của cuộc sống con người.
Mùa xuân là mùa của những lộc biếc, chồi non và hoa nở. Đó là năng lượng nữ. Khi viết nên những câu thơ ấy, nhà thơ đã vô tình hay hữu ý mô tả sống động nguồn sinh khí trời đất được dâng lên toàn vẹn trong tâm thể của người đàn bà mùa xuân. Đến đây bạn hiểu đàn ông mà sinh mùa thu tháng 8 cũng sẽ bùng nổ thế nào, nếu trọn vẹn với những yếu tố khác liên quan đến tâm – duyên.
Bé trai sinh ra vào mùa thu rất phù hợp với nhịp sinh học của tự nhiên lẫn bản thể, có tư chất tốt trước khi bước vào môi trường xã hội hóa đầy gian lao
`bai_viet_lien_quan`
Đó là nhận thức dân gian, dưỡng và sinh đúng giới tính thai nhi, đúng nhịp tự nhiên, thì bà mẹ và em bé sẽ có một mùa sinh khỏe khoắn, được sống hài hòa với nguồn năng lượng tối đa.
Trong môi trường ấy, người ta còn thấy được tháng 2 là đẹp nhất trong ba tháng mùa xuân, nếu sinh cháu nữ và tháng 8 là đẹp nhất trong ba tháng mùa thu, nếu sinh cháu nam.
Cùng chủ đề: Tiêm phòng sởi có sốt không? Những lưu ý khi tiêm phòng sởi cho trẻ
Vùng dân tộc, người già có kinh nghiệm thường lý giải rằng ngược với bé gái, nếu các cặp uyên ương giao hoan và thụ đậu bé trai vào mùa đông, nẩy lộc vào mùa xuân, phát triển mạnh mẽ vào mùa hè và sinh ra vào tiết thu là hợp nhịp nhất, vì là năng lượng dương, cháu tránh được cái lạnh của mùa đông.
Và như thế, cháu trai ra đời rất phù hợp với nhịp sinh học của tự nhiên lẫn bản thể, có tư chất tốt trước khi bước vào môi trường xã hội hóa đầy gian lao. Đó là thuận lợi của cháu ấy, còn phát huy được hay không còn tùy thuộc nhiều điều.
Ví dụ số phận và tính cách lại liên quan đến yếu tố khác, không cháu nào giống cháu nào cả. Cùng một tháng sinh nhưng khác ngày sinh, giờ sinh đã khác nhau rồi. Khoa học tử vi có thể chỉ ra cấu trúc cơ thể, khí chất, tính cách và xu hướng phát triển của cháu bé.
Và thật ra nếu cháu bé nào ghê gớm, đanh đá, khó bảo thì cũng đúng nếu nói là do “bẩm sinh”. Đó là cách nói nôm hàm ý chỉ các nguyên nhân sâu kín từ những lần sống trước. Câu “cha mẹ sinh con, trời sinh tính” hàm ý cũng là như vậy.
Tính cách có sẵn trong cháu bé ngay từ khi chào đời, nó lệ thuộc vào hai yếu tố là cái ngã và lực. Nếu lực mạnh, khí chất cao thì tính cách “khai triển” trên nền tảng đó, tính cách ấy (ghê gớm chẳng hạn) có thể rất tốt và cũng có thể gây mất hài hòa lớn, đây gọi là người có lực.
Ngược lại, nội lực yếu mà tính cách “ghê gớm, đanh đá” thì cháu bé dễ bị suy nhược, yếu đuối, nhạy cảm. Nói chung tối ưu nhất là cháu bé có nội lực lớn và cái tôi, tính cách cân bằng hài hòa. Lực và cái tính cách ấy là do nhân quả mà thành.
Thực ra với bé trai, nếu tâm sáng thì sự ghê gớm khó bảo ấy khi bé lớn lên sẽ tạo nên khí phách anh hùng, làm nên những thành công vượt bậc trong cuộc sống
Vấn đề bà nội cháu lo ngại ấy có khi lại rất tốt nếu như đứa cháu sắp sinh của mình tâm sáng, tâm sáng thì sự “ghê gớm – khó bảo” ấy lại tạo nên khí phách anh hùng, tạo nên những thành công trong cuộc sống. Càng bão táp càng trải nghiệm là trưởng thành vượt bậc.
Và thật ra đã sinh đâu mà biết, nhiều người con trai sinh tháng 8 theo tôi biết sống rất bình thản hoặc có nội lực nhưng hiền lành, đúng với “nhịp tự nhiên”. Hoặc sinh vào tháng khác cũng có ưu và nhược riêng.
Con nào sinh ra trên đời trùng vào ngày tháng nào cũng đều có lý do nào đó. Tìm ra lý do chân thật, bạn sẽ trở thành người mẹ thiên thần, đấy là tôi nghiệm thấy thế.
Chúc bạn và ông xã chuẩn bị tâm thế và kinh tế đầy đủ để sẵn sàng chào đón sinh linh mới!
Hoàng Dương Bình
(Theo Tuổi Trẻ Thủ Đô)
Theo Tuổi Trẻ Thủ Đô
Tham khảo: InfaBiotix- Để hệ tiêu hóa của bé khỏe