Hiến máu xưa nay vốn là một nghĩa cử nhân văn cao đẹp đang ngày càng được đẩy mạnh, mang đến nhiều hơn nữa những cơ hội chữa bệnh cho những trường hợp không may khác. Hiện nay tồn tại hai luồng ý kiến cho rằng hiến máu gây tăng cân nhưng lại có không ít người cho rằng sau khi hiến máu sẽ giảm cân nên quyết định hiến máu để giảm béo. Vậy sau khi hiến máu bạn sẽ tăng cân hay giảm cân?
Mục Lục Bài Viết
Sau khi hiến máu liệu có tăng cân?
Xem thêm: Hiến máu có giảm cân không
Các chuyên gia khẳng định rằng việc hiến máu sẽ khiến cho cơ thể tạo ra phản ứng theo nguyên tắc bù trừ. Khi bạn cho đi một lượng máu nhất định, cơ thể sẽ nhanh chóng sản sinh ra một lượng máu vừa đủ để bù đắp lại lượng máu đã mất. Cơ chế sản sinh này cũng đồng nghĩa với việc cơ thể bạn sẽ tác động lên cơ quan cảm giác, tạo cảm giác thèm ăn liên tục. Đấy là lý do vì sao sau khi hiến máu nhiều người cảm thấy ăn nhiều hơn và ngon miệng hơn. Có thể khẳng định rằng mấu chốt của việc tăng hay giảm cân khi hiến máu xuất phát từ chế độ ăn uống của bạn.
Bên cạnh đó, cơ thể lúc này sẽ có phản ứng quán tính để bơm máu đầy đủ. Nếu mất máu ít, cơ thể sẽ nhanh chóng bổ sung lượng máu cần thiết. Nhưng khi mất máu nhiều thì cơ chế tăng máu sẽ tăng lên gấp đôi, gấp ba. Sau khoảng 1 tháng, cơ thể sẽ quay trở về mức cân bằng bình thường. Chính vì thế hãy hiến máu bằng cái tâm của chính bản thân, đừng đặt nặng vấn đề sau khi hiến máu có giảm cân hay tăng cân nhé.
Sau khi bạn hiến máu việc quan trọng nhất đó là thay đổi chế độ ăn uống sao cho cơ thể phục hồi nhanh nhất vì thế hãy chú trọng bổ sung những thực phẩm bổ máu và giàu dưỡng chất cho cơ thể. Mặc dù vậy nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát cân nặng của mình nếu như có một chế độ ăn hợp lý, ít dầu mỡ, ít đường, bởi đây cũng không phải là dưỡng chất mà cơ thể cần sau khi hiến máu mà chúng còn khiến cân nặng của bạn không ngừng tăng.
Tham khảo: Tính năng mới
Xem thêm bài viết: Thực hiện chế độ ăn kiêng Eat Clean đúng cách
Hiến máu xong có giảm cân không?
Việc hiến máu không chỉ giúp ích cho người chờ nhận máu mà còn giúp ích cho người cho máu có thể cải thiện được sức khỏe của mình. Bạn có biết những lợi ích mà hiến máu mang lại không? Hiến máu giúp giảm rối loạn máu, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch được giảm, giảm nguy cơ ung thư, giúp tạo tế bào mới cho cơ thể, giảm nguy cơ đột quỵ, làm giảm chứng rối loạn do hấp thu quá nhiều sắt. Không những thế việc hiến máu còn giúp tái tạo tế bào máu từ đó cải thiện sức khỏe. Quá trình hiến máu còn là một cách để bạn kiểm tra sức khỏe của mình. Trước khi máu được đưa đi cứu người, cơ quan xét nghiệm sẽ xét nghiệm và sàng lọc máu. Đối với những trường hợp mắc các bệnh như viêm gan, HIV hoặc các bệnh lây nhiễm khác sẽ ngay lập tức báo lại để có biện pháp điều trị kịp thời.
Quá trình trong và sau khi hiến máu nếu thực hiện theo đúng những quy định của Bộ Y tế thì sẽ không có bất cứ nguy hiểm nào đối với cơ thể. Ngược lại còn mang lại những lợi ích đối với sức khỏe của người hiến. Sau khi hiến máu, bạn đã bị mất đi một lượng máu trong mức cho phép. Cơ thể nhận diện được điều này nên nhanh chóng sản sinh ra một lượng máu mới để bù đắp cho cơ thể. Máu mới sẽ khiến cho cơ thể khỏe mạnh hơn, ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc hơn, cơ thể cân bằng nhanh chóng.
Rất nhiều người có suy nghĩ rằng: Hiến máu sẽ giảm cân vì cơ thể đã mất đi một lượng máu nhất định, nên quyết định hiến máu để giảm béo. Thế nhưng bạn cần bổ sung dưỡng chất để có thể phục hồi cơ thể, vì cơ thể đã lấy đi một lượng máu lớn. Việc bổ sung dưỡng chất có thể gây tăng cân, với những trường hợp kén ăn, không đầu tư bổ sung dinh dưỡng thường sẽ giảm cân đồng nghĩa với việc sức khỏe bị ảnh hưởng.
Tham khảo: Chi phí các gói lưu trữ máu cuống rốn tại vinmec từ 1-17 năm là bao nhiêu? | Vinmec
Như vậy hiến máu không giảm cân mà ngược lại còn có thể gây tăng cân cho bạn trong thời gian đầu khi mới hiến máu xong nhưng về sau cơ thể sẽ trở về mức cân bằng, cân nặng sẽ ngừng tăng bởi lượng dưỡng chất đã hấp thụ đủ. Lúc này bạn có thể quay lại chế độ ăn như bình thường và nhớ hãy xây dựng một chế độ ăn uống khoa học là thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
Chế độ ăn, sinh hoạt sau khi hiến máu Nên:
– Giữ chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt bình thường.
– Tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa …
– Dùng thêm các thuốc bổ máu.
Cùng chủ đề: Khi trẻ tiêm vaccine phòng COVID-19 cha mẹ cần chuẩn bị gì?