Tiện lợi, giá rẻ mà trẻ nhỏ lại hay thích ăn mì tôm nên nhiều cha mẹ vẫn vô tư “tích trữ” vài thùng mì ăn liền trong nhà để mỗi khi mẹ bận là có thể chế biến ngay cho con. Thế nhưng, mẹ có biết hàm lượng dinh dưỡng có bên trong mỗi gói mì là bao nhiêu? Trẻ ăn nhiều mì tôm có tốt không? Những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi phần nào sẽ giúp bạn tìm ra đáp án cho vấn đề trên.
Mục Lục Bài Viết
Trẻ em ăn mì tôm có tốt không? Có nên cho trẻ ăn mì tôm?
Xem thêm: Tác hại của mì tôm với trẻ em
Tham khảo: 10 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước 1 tuần dễ nhận biết nhất
Rất nhiều trẻ nhỏ thích ăn mì tôm, nhiều cha mẹ thấy con thích nên cứ vô tư nuông chiều. Thế nhưng, sự thật là những gói mì ăn liền này chứa rất ít dinh dưỡng. Không những vậy, ăn nhiều mì tôm còn đưa vào cơ thể một lượng các hóa chất độc hại có thể gây ra:
- Cản trở sự phát triển trí tuệ và thể chất: Mì ăn liền làm từ bột tinh chế được chế biến rất nhiều và không chứa bất kỳ vitamin, khoáng chất thiết yếu nào nên nó không có giá trị dinh dưỡng.
- Gây béo phì: Do được chiên đi chiên lại nhiều lần trong quá trình chế biến nên sợi mì cũng chứa rất nhiều chất béo chuyển hóa. Loại dầu được sử dụng để chế biến mì ăn liền là dầu cọ có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Từ đó, dễ gây nên tình trạng béo phì ở trẻ.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim, gan và thận: Nguyên nhân trẻ dễ mắc phải các bệnh tim, gan và thận là do bên trong các gia vị của nhiều loại mì ăn liền chứa lượng natri vượt quá nhu cầu hàng ngày.
- Tăng cân mất kiểm soát: Mì ăn liền chứa nhiều carbohydrate không có lợi cho sức khỏe. Các chất này không làm no nên bé có thể ăn quá nhiều.
Ngoài ra, tác hại của mì tôm với trẻ em còn nằm ở lượng chất bảo quản được thêm vào. Mì tôm thường được phủ một lớp sáp có kết cấu mịn, gây ảnh hưởng đến gan của trẻ. Bên cạnh đó, chất propylen glycol được thêm vào mì ăn liền giúp giữ ẩm còn gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim, thận và gan ở trẻ.
Được quan tâm: Nước dừa bao nhiêu calo? Uống nước dừa có béo không và nên uống khi nào?
>>> Bạn có thể quan tâm: Ăn một tô mì gói là bạn đang uống 65 ml nước mắm?
Mì ăn liền liệu có làm tăng nguy cơ gây ung thư?
Các loại mì có chứa nhiều bột ngọt (monosodium glutamate) có tác dụng điều vị. Bột ngọt được biết đến là chất gây ung thư và gây ra suy giảm trí nhớ ở trẻ. Các hóa chất nguy hiểm khác như dioxin và chất hoá dẻo có trong bao bì hay tô nhựa chứa mì ăn liền được biết đến là chất gây ung thư. Khi thêm nước nóng vào, các chất tiềm ẩn nguy cơ ung thư này sẽ ngấm vào từng sợi mì mà trẻ ăn.
Được quan tâm: Ngâm chân nước nóng để cơ thể khỏe mạnh