Acid Trichloroacetic (TCA) từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực da liễu từ bệnh học da liễu (điều trị mụn cóc, nhiễm HPV sinh dục) cho đến thẩm mỹ da liễu như điều trị sẹo rỗ, trị mụn và trẻ hóa da. Trong điều trị sẹo rỗ, có những phương thức điều trị nào với TCA? Hãy cùng Phòng khám Doctor Acnes tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục Lục Bài Viết
Acid trichloroacetic acid (TCA) là gì?
TCA về mặt hóa học là một chất gây biến tính protein, làm đông tụ protein. Khi TCA tiếp xúc với da, nó sẽ làm đông vón keratin và các protein tạo nên lớp màng trắng dễ dàng nhìn thấy. TCA là tác nhân tự trung hòa và không hấp thu vào tuần hoàn máu, do đó sử dụng TCA được xem là an toàn, ngay cả với nồng độ cao 100%.
Xem thêm: Tca là chất gì

Mức độ xâm nhập gây tổn thương mô của TCA phụ thuộc vào nồng độ TCA sử dụng. TCA nồng độ 10 – 20% chỉ tác động đến lớp tế bào hạt ở lớp thượng bì nên chỉ mang lại hiệu quả gây tổn thương bề mặt. TCA nồng độ 25 – 35% tác động đến toàn bộ lớp thượng bì nên có tác dụng mạnh hơn. TCA nồng độ 40 – 50% có tác động đến lớp trung bì nông và nồng độ cao hơn 50% sẽ tác động đến lớp trung bì sâu.
Trong điều trị sẹo rỗ, TCA được sử dụng trong 2 phương thức: CROSS TCA và peel TCA.
CROSS TCA
CROSS TCA hay còn gọi là liệu pháp tái tạo bề mặt da sẹo bằng các hóa chất (chemical reconstruction of skin scars – CROSS) trong đó sử dụng TCA là hóa chất tái tạo bề mặt da. Liệu pháp CROSS TCA lần đầu được giới thiệu bởi tác giả Lee và cộng sự vào năm 2002. Cho đến nay, CROSS TCA là liệu pháp hiệu quả, an toàn, tiết kiệm chi phí được các Bác sĩ Da liễu tin tưởng lựa chọn cho trường hợp sẹo rỗ đáy nhọn.

Cùng chủ đề: Cách ngâm rượu gừng giảm mỡ bụng cho phụ nữ sau sinh
Quy trình CROSS TCA thực hiện bằng cách sử dụng dụng cụ chuyên dụng để đưa từng lượng nhỏ TCA nồng độ cao (70-100%) lên bề mặt của vết sẹo đáy hẹp. Phản ứng viêm tại chỗ sẽ kích hoạt sự hình thành các sợi collagen mới, giúp làm đầy dần đáy sẹo. Điều trị sẹo rỗ bằng TCA có thể thực hiện từ 3 – 6 lần để đạt hiệu quả tối ưu, mỗi lần cách nhau 2-8 tuần tùy theo cơ địa.
Peel TCA
TCA đã được sử dụng như là tác nhân peel đầu tiên bởi Bác sĩ Da liễu người Đức emphaidep.com vào năm 1882. Ngày nay, peel da với TCA là lựa chọn của Bác sĩ Da liễu cho các trường hợp sẹo nông do mụn, các vết nhăn da, sạm da và tổn thương da do ánh sáng. Peel TCA được chia thành peel nông với nồng độ từ 10 – 25% và peel trung bình với nồng độ từ 35 – 50%.
TCA có thể sử dụng đơn độc hoăc phối hợp với các tác nhân peel khác. Nguy cơ hình thành sẹo mới và rối loạn sắc tố da có thể xảy ra khi sử dụng TCA ở nồng độ 50%. Đây là lý do các Bác sĩ Da liễu thường lựa chọn sử dụng TCA nồng độ từ 35% trở xuống phối hợp với tác nhân peel khác để đạt được hiệu quả peel mong muốn đồng thời giảm nguy cơ xảy ra các tác dụng ngoại ý đề cập ở trên.

Tác nhân peel được ưu tiên lựa chọn phối hợp với TCA là những tác nhân peel có tính ly giải keratin như dung dịch Jessner, acid glycolic hay CO2 rắn. Các tác nhân này làm ly giải keratin, phá vỡ lớp sừng giúp TCA xâm nhập đồng đều và nhanh chóng vào da.
Một nghiên cứu đã sử dụng 2 tác nhân peel gồm dung dịch Jessner và TCA 35% để điều trị sẹo mụn dạng rỗ cho các bệnh nhân có làn da từ sáng màu đến đậm màu. Kết quả trên 15 bệnh nhân có quay lại tái khám ít nhất 1 lần cho thấy: 1 bệnh nhân sạch hơn 75% tổn thương sẹo rỗ, 8 bệnh nhân cải thiện sẹo mụn ở mức trung bình (51 – 75% tổn thương sẹo biến mất), 4 bệnh nhân cải thiện ít (26 – 50% tổn thương sẹo không còn), 1 bệnh nhân cải thiện rất ít (1 – 25%) và 1 bệnh nhân không thấy cải thiện. Tăng sắc tố sau viêm xuất hiện ở 9 bệnh nhân nhưng biến mất trong vòng 3 tháng.
Được quan tâm: Một bộ chăm sóc da gồm những gì | Vinmec
Peel TCA ngoài dạng peel kết hợp với tác nhân peel khác cũng có thể được sử dụng kết hợp thêm với một liệu pháp tái tạo bề mặt ví dụ như lăn kim. Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên mù đơn trên các bệnh nhân sẹo rỗ, hiệu quả của việc kết hợp peel TCA 20% và lăn kim được nhận thấy là tương tự như peel sâu với tác nhân phenol.
Lưu ý khi peel TCA, nồng độ tác nhân peel này phải được sử dụng thật chính xác để kiểm soát được mức độ xâm nhập và gây tổn thương da của TCA, tránh xảy ra các tác dụng ngoại ý sau này. Đây là lý do nồng độ TCA dùng để peel phải được Bác sĩ Da liễu chỉ định đồng thời TCA sử dụng phải được sản xuất bởi các công ty dược mỹ phẩm uy tín nhằm đảm bảo nồng độ chuẩn chỉnh cũng như độ tinh khiết của sản phẩm.
Một lưu ý khác nữa là cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định peel TCA là những bệnh nhân có làn da sẫm màu. Khả năng sản sinh melanin cao ở những người có cơ địa này có thể dẫn đến nguy cơ tăng sắc tố da sau peel.
Tóm lại, trong điều trị sẹo rỗ, TCA có thể sử dụng trong 2 phương thức: CROSS TCA và peel TCA. CROSS TCA được chỉ định cho trường hợp sẹo rỗ đáy nhọn còn peel TCA được lựa chọn cho các trường hợp sẹo rỗ nông. Mặc dù TCA sử dụng ngoài bề mặt da được xem là an toàn ngay cả với nồng độ cao 100%, nhưng không thể loại trừ hoàn toàn các tác dụng ngoại ý như nguy cơ tạo thành sẹo mới hoặc tăng sắc tố sau peel; do vậy, cần thiết phải thực hiện CROSS TCA và peel TCA tại các Phòng khám Da liễu uy tín như Phòng khám Doctor Acnes để đảm bảo hiệu quả điều trị sẹo như mong muốn và hạn chế tối thiểu nguy cơ xảy ra các tác dụng ngoại ý.
Tài liệu tham khảo
Cùng chủ đề: 25 kiểu tóc ngắn uốn đẹp phù hợp với mọi gương mặt hot nhất hiện nay-Làm đẹp
- Bhardwaj D., Khunger N. “An Assessment of the Efficacy and Safety of CROSS Technique with 100% TCA in the Management of Ice Pick Acne Scars”. J Cutan Aesthet Surg. 2010;3(2):93-96.
- Fabbrocini G., Annunziata MC, D’Arco V., De Vita V., Lodi G. “Acne scars: pathogenesis, classification and treatment”. Dermatol Res Pract. 2010; 2010:893080.
- Uptodate 2021 – “Chemical peels: Principles, peeling agents, and pretreatment assessment”.
- Uptodate 2021 – “Management of acne scars”.
- Dr Ian Logan. “TCA Cross”. Dermatology Specialist Registrar. November 2015.