Mục Lục Bài Viết
Bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh có đáng lo?
Bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh có đáng lo hay không? Theo bác sĩ nhi khoa, bộ phận sinh dục của bé trai khi mới sinh có thể hơi to ở phần bìu cho nên mẹ sẽ thấy xệ. Điều quan trọng là kiểm tra xem bé có đủ 2 tinh hoàn và tinh hoàn ở đúng vị trí hay không. Xệ hay không xệ không quan trọng.
Mặt khác, bìu của bé trai mới sinh có thể to do hiện tượng tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh và chất dịch này sẽ tự tiêu đi khi bé càng lớn. Đa số bộ phận sinh dục của bé trai sẽ trở về bình thường sau vài tháng tuổi.
Xem thêm: Tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ
Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là gì?
Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là tràn dịch màng tinh hoàn, tràn dịch tinh mạc, ứ nước màng tinh hoàn.
Tham khảo: Vitamin E đỏ Nga có tốt không? Giá, thành phần và cách sử dụng
Đây là một bệnh lành tính, mẹ không phải lo lắng nhiều. Khi nằm trong bụng mẹ, trẻ sẽ có một ống nhỏ nối liền từ bụng tới phần bìu. Thường khi sinh ra ống này đã bịt lại. Ở một số trẻ, nếu ống này không tự nhiên đóng sẽ dẫn đến nước từ ổ bụng chảy xuống bìu gây ra bệnh tràn dịch tinh hoàn.
Dấu hiệu nhận biết là một hoặc hai bên bìu của trẻ to, căng bóng, nắn thấy một khối toàn nước.
Bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ được 6 tháng đến 1 tuổi. Nếu sau 1 tuổi tình trạng không được cải thiện thì mẹ nên cho con đi khám. Trường hợp này, trẻ sẽ được phẫu thuật thắt ống thông, giải thoát hết nước ở màng tinh hoàn. Theo đó, mẹ sẽ không còn phải lo bìu trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ hoặc bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh.
Một số bất thường khác ở bộ phận sinh dục bé trai mẹ cần biết.
1. Tinh hoàn ẩn (tinh hoàn lạc chỗ)
Được quan tâm: Sốt co giật ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng nguy hiểm
Trong giai đoạn đầu của thai nhi, tinh hoàn sẽ nằm trong ổ bụng. Sau đó, cùng với quá trình thai nhi phát triển thì tinh hoàn sẽ di chuyển dần xuống bìu và nằm ở đó cho tới lúc được sinh ra.
Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh là hiện tượng tinh hoàn nằm trên đường đi của nó (bụng, ống bẹn) mà không xuống ở bìu. Kết quả là bé trai chào đời nhưng không sờ thấy tinh hoàn trong bìu.
Tỷ lệ bé trai bị tinh hoàn ẩn vào khoảng 3% ở trẻ sinh thường và 30% ở trẻ sinh non. Mẹ có thể biết con bị tinh hoàn ẩn hay không thông qua một số dấu hiệu sau
Sờ trong bìu không thấy có tinh hoàn nhưng thấy có khối u nổi ở ống bẹn. Song trường hợp tinh hoàn nằm trong ổ bụng thì không sờ chạm được.
Không giống như hiện tượng bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh, tinh hoàn ẩn vô cùng nguy hiểm với trẻ vì để lâu có thể gây nên biến chứng xoắn tinh hoàn, ung thư hoặc vô sinh. Độ tuổi lý tưởng nên mổ cho bé trai bị ẩn tinh hoàn là 1 tuổi.
Được quan tâm: Tinh Trùng Vón Cục Có Tự Khỏi Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả